Flashnote – 19/2/2024

VNINDEX tăng +1,26%, Khối ngoại mua ròng mạnh cổ phiếu họ VinGroup

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/02/2024, chỉ số VNINDEX tăng +1,26% đóng cửa ở mức 1.224,97 điểm.

Giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 24.701 tỷ đồng, trong đó riêng khớp lệnh đạt 22.822 tỷ đồng – mức cao nhất trong 6 tuần giao dịch gần đây.

Giá trị giao dịch toàn thị trường tính cả 3 sàn đạt 29.076,9 tỷ đồng, tăng +45,3% so với phiên liền trước, +50,6% so với trung bình 5 phiên và +63,2% so với trung bình 20 phiên. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 15/19 ngành tăng điểm và số lượng mã chứng khoán có giá tăng trên HOSE cao hơn phía giảm (298 mã tăng/217 mã giảm).

Nhóm cổ phiếu Vingroup (VIC, VHM, VRE) là điểm sáng cho đà tăng phiên hôm nay. Trên thị trường đang lan truyền một số thông tin không chính thức liên quan đến việc bán vốn VRE đã giúp dòng tiền nhóm cổ phiếu này tăng mạnh và lan tỏa sang nhóm VN30.

Xét theo ngành, GTGD tăng ở ngành Bất động sản, Chứng khoán, Thép, Ngân hàng, Dầu khí, Điện, Bán lẻ, Hóa chất, nhưng diễn biến giá phân hóa mạnh giữa các nhóm cổ phiếu trong từng ngành. Với Bất động sản và Thép, thanh khoản cải thiện mạnh kéo giá tăng ở một số cổ phiếu đầu ngành như VIC, VHM, VRE, HPG trong khi nhiều cổ phiếu còn lại trong ngành có giá giảm.

NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI:

NĐT nước ngoài MUA ròng 1776.9 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 146.9 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Bất động sản, Điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VHM, VRE, VIC, MSN, EVF, HPG, GAS, SSI, FRT, MSB

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Dịch vụ tài chính. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VND, DBC, MWG, VNM, CTG, GEX, STB, SAB, PAN

Ảnh 1 – Mua bán ròng khớp lệnh theo loại nhà đầu tư – 20 phiên gần nhất (tỷ VNĐ)

NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRONG NƯỚC:

NĐT Cá nhân: MUA ròng 108.3 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 137.1 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 14/18 ngành, chủ yếu là ngành Ngân hàng. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm: VND, MWG, DBC, VNM, HPG, TCB, FPT, CTG, NVL, DGC

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 4/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Bất động sản, Điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top bán ròng có: VHM, VRE, VIC, MSN, ACB, MSB, SSI, GAS, AAA

Ảnh 2 – Top Mua bán ròng khớp lệnh các nhà đầu tư cá nhân

TỰ DOANH

Tự doanh: BÁN ròng 365.0 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 337.4 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 4/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Hóa chất, Dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm AAA, FUEVFVND, VRE, ASM, CRE, MSB, HT1, DBC, FUESSVFL, E1VFVN30.

Top bán ròng là nhóm Ngân hàng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm NVL, HPG, TCB, MBB, VNM, FPT, VPB, VCB, VSC, MWG

TỔ CHỨC TRONG NƯỚC

NĐT tổ chức trong nước: MUA ròng 119.0 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 53.4 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 9/18 ngành , giá trị  lớn nhất là nhóm Tài nguyên Cơ bản Top bán ròng có HPG, DGC, FPT, VHM, GMD, CII, MWG, VGC, FUEVFVND, NKG.

Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Ngân hàng. Top mua ròng có ACB, HCM, NVL, SSI, NLG, MBB, DCM, MSB, VNM, E1VFVN30

Ảnh 3 – Mua bán ròng theo Ngành các nhà đầu tư

GIAO DỊCH THỎA THUẬN

Giao dịch thỏa thuận sôi động trở lại và đạt 3.753,8 tỷ đồng, tăng +368,6% so với phiên cuối tuần trước và đóng góp 12,9% tổng GTGD. Trong đó, phần lớn là các giao dịch thỏa thuận giữa các NĐT cá nhân ở nhóm vốn hóa lớn, bao gồm TCB, HPG, HDB, FPT, VJC, VPB, MWG, MSN.

Ảnh 4 – Top các cổ phiếu có giao dịch thỏa thuận trên 20 tỷ trong phiên

XU HƯỚNG DÒNG TIỀN: Tỷ trọng phân bổ dòng tiền TĂNG vào Chứng khoán, Thép, Hóa chất, Dầu khí, Bán lẻ, Điện trong khi GIẢM ở Ngân hàng, Bất động sản, Xây dựng, Thực phẩm, Nuôi trồng nông & hải sản, Kho bãi hậu cần & bảo dưỡng, Công nghệ Thông tin.

Ảnh 5 – Xu hướng dòng tiền và biến động giá ngành trong 10 phiên gần nhất

DÒNG TIỀN THEO VỐN HÓA: Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng GTGD TĂNG trở lại ở nhóm vốn hóa lớn VN30 lên mức 45,6%, vượt qua nhóm vốn hóa vừa VNMID (43,8%).

Ảnh 6: Tỷ trọng giá trị giao dịch của các nhóm vốn hóa trong 1 năm