Nhìn lại năm 2021 để từ đó có thể vững bước với những kinh nghiệm cho năm 2022

Năm 2021 đã qua với nhiều sự biến động lớn về vĩ mô, trong đó nổi bật là sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là thời điểm mà chúng ta cùng ngồi lại đúc rút kinh nghiệm, bài học cho tương lai cũng như để hướng tầm mắt xa hơn vào 2022 – năm hứa hẹn không ít cơ hội lẫn thách thức

Tính cả năm 2021, VNINDEX tăng 35,73%, đứng thứ 6 trong số các năm tăng điểm mạnh nhất lịch sử. Trong lịch sử VNINDEX tăng mạnh nhất 144,48% năm 2006, 106,83% năm đầu tiên 2000, 2 năm tăng mạnh đáng ghi nhớ nữa là 2009 tăng 56,77% và 2017 tăng 48,03%. Trong đó, VNMSL tăng điểm mạnh nhất tăng 101,94%; VNMID tăng 76,41% trong khi VN30 chỉ tăng 43,42%.

Như vậy, thị trường chứng khoán trong nước đã khép lại một năm 2021 vô cùng sôi động với nhiều kỷ lục mới về sự tăng trưởng.  Kỷ lục ở đây không chỉ dừng lại ở điểm số và thanh khoản mà điểm sáng nằm ở sự gia nhập mạnh mẽ của NĐT trong nước tham gia vào thị trường với sự trưởng thành vượt bậc so với các giai đoạn trước đây. Với mặt bằng lãi suất thấp và cơ hội sản xuất kinh doanh hạn hẹp, dịch bệnh đã là chất xúc tác mạnh định hướng dòng tiền nhàn rỗi chuyển vào các kênh đầu tư đặc biệt là chứng khoán. Điều này đã tạo ra nền tảng và bước ngoặt trong quá trình phát triển thị trường sau 22 năm hoạt động. Qua đó, NĐT cá nhân mở rộng thị phần giao dịch trên thị trường, tỷ lệ giao dịch bình quân của NĐT nội năm 2021 đạt 85.3%, tăng +8.3% so với trung bình 5 năm trong khi các nhóm NĐT khác đều giảm thị phần giao dịch. Có thể thấy rằng, khối nội đang chi phối diễn biến thị trường và không bị ảnh hưởng đáng kể trước áp lực rút vốn của khối ngoại như những thời điểm đã xảy ra trong quá khứ.

Thị trường trong 2021 qua đi, để NĐT thấm thía 2 chữ “LINH HOẠT” bởi vì đã có sự phân cực quá rõ nét ở nửa đầu năm và nửa cuối năm. Nửa đầu năm 2021, Nhóm Bluechips dẫn dắt thị trường lên,, BANK CHỨNG THÉP tăng mạnh mẽ và đặc biệt là nhóm CP VNFINLEAD, VNDIAMOND… giúp nhóm NĐT tổ chức, trường phái đầu tư cơ bản tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã cho kết quả rất tốt. Nhưng nửa cuối năm dòng tiền có sự dịch chuyển mạnh sang nhóm MIDCAPS và SMALLCAPS, lúc này cơ hội đến cho NĐT cá nhân, nhóm NĐT ưa thích nhóm CP vốn hóa vừa và nhỏ, có mức độ cô đặc hơn, nhiều cổ phiếu thị giá nằm sâu dưới 10.000 đồng/cổ phiếu, cũng đã thu hút mạnh dòng tiền và tăng giá nhiều lần tạo nên một trong những đợt sóng mạnh nhất lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tổng quan lại, tất cả các nhóm cp đều có mức tăng trưởng tốt trong năm 2021 nhưng nổi bật nhất không thể ko nhắc đến là nhóm CP BĐS, nhóm này khiến rất nhiều NĐT đặt dấu hỏi, liệu có vượt xa khỏi yếu tố cơ bản hay không. Nhưng thực tế là nhóm BĐS có vốn hóa đủ lớn để thu hút đc dòng tiền lớn, về tài sản thì nhiều doanh nghiệp đã tích lũy quỹ đất từ lâu với giá vốn rất thấp, trong bối cảnh chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất thấp khiến giá tài sản tăng rất mạnh. Thứ 2 là Việt Nam vẫn là 1 đang phát triển và hoàn thiện Cơ sở hạ tầng, đường đến đâu hạ tầng đến đâu thì mặt bằng định giá đất nền khu vực quanh đó sẽ có sự thay đổi tương ứng. Cộng hưởng với đó là dòng tiền tham gia mạnh mẽ vào thị trường chứng khoán, kết hợp với những yếu tố trên khiến cho nhóm BĐS đã thiết lập nên mặt bằng định giá vượt trội.

THỊ TRƯỜNG VẬN ĐỘNG QUÁ NHANH, NÊN KHIẾN NHIỀU NĐT BẤT NGỜ. NHƯNG SỰ THẬT LÀ THỊ TRƯỜNG LUÔN CÓ LÝ DO, CÒN CHÚNG TA ĐẾN THỊ TRƯỜNG LÀ ĐỂ TÌM KIẾM CƠ HỘI.

Sau một năm bùng nổ về nhiều khía cạnh, triển vọng TTCK 2022 được dự báo thận trọng hơn khi các yếu tố quốc tế bớt dần tính thuận lợi mặc dù các yếu tố trong nước vẫn hỗ trợ cho thị trường tăng trưởng. Các yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán gồm:

1. Đón chờ các gói kích thích tài khóa

Vào ngày 11/01/2022, Quốc hội đã thông qua gói kích thích kinh tế mới trị giá 342.050 tỷ đồng, tương đương khoảng 4,2% GDP năm 2021 của Việt Nam, sẽ tạo đà giúp nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng sau kiểm soát dịch bệnh. Gói kích thích kinh tế bao gồm: các khoản chi tiêu của Chính phủ để nâng cấp hệ thống y tế, phúc lợi xã hội, hỗ trợ việc làm, miễn giảm thuế phí (giảm 2% thuế giá trị gia tăng VAT) và các gói đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Gói kích thích kinh tế mới có phân bổ một cấu phần lớn vào đầu tư cơ sở hạ tầng, trị giá 113 nghìn tỷ đồng với tổng gói ở mức 347 nghìn tỷ đồng. Giải ngân vốn NSNN năm 2022 ước tính đạt từ 447,190 tỷ đồng đến 499,801 tỷ đồng, tương với tốc độ tăng trưởng từ (7.2-19.8% YoY).

Dự kiến tác động từ 0.9-1.1% lên tốc độ tăng trưởng GD trong năm 2022. Gói kích thích kinh tế là yếu tố hỗ trợ quan trọng giúp GDP Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng trên 6% trong năm giai đoạn 2022-2023.

2. Khởi động lại cỗ máy tăng trưởng

Việt Nam hoàn thành mục tiêu tiêm chủng đầy đủ vắc-xin phòng Covid-19 cho ít nhất 70% dân số. Tính tời ngày 26/12/2021, Việt Nam đã tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 70,5% dân số. Các ca nhiễm mới hàng ngày có thể đạt đỉnh vào tháng 1 năm 2022 trước khi giảm xuống. Thiết lập được miễn dịch cộng đồng thì Chính phủ sẽ đẩy nhanh việc mở cửa nền kinh tế Việt Nam, bao gồm ngành hàng không và du lịch từ quý 1/2022; Chúng tôi dự báo GDP năm 2022 tăng 7,5% svck, được thúc đẩy bởi bốn động lực chính: 

  • Vĩ mô tích cực giúp cho LN của các Doanh nghiệp niêm yết cải thiện mạnh nhờ phục hồi sản xuất, tiêu dùng trong nước và quốc tế. Giúp cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng; 
  • FDI vẫn là điểm sáng trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh;  
  • Cầu nội địa phục hồi nhờ gói kích thích kinh tế sắp triển khai. 

3. Thị trường đang thu hút mạnh mẽ dòng vốn NĐT trong nước, và liên tiếp tạo ra kỷ lục về thanh khoản. Mặt bằng lãi suất thấp vẫn sẽ giữ chân NĐT trong nước nửa đầu năm 2022 trong khi áp lực rút vốn khối ngoại không còn nhiều và sự chuyển dịch dòng tiền sang thị trường mới nổi và thị trường biên biên có thể xảy ra do tương quan hấp dẫn giữa tăng trưởng và định giá hợp lý.

4. Luật chứng khoán sửa đổi có hiệu lực trong 2021 là văn bản pháp lý cao nhất kiện toàn các thành phần điều hành thị trường, cơ sở cho ra đời các sản phẩm mới hỗ trợ NĐT và qua đó có thể nâng hạng thị trường.

Chúng tôi nhận thấy rủi ro vĩ mô lớn nhất là áp lực lạm phát gia tăng do cả 2 yếu tố chi phí đẩy và cầu kéo trong năm 2022. Các rủi ro khác bao gồm sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng đến xuất khẩu và khả năng xuất hiện của các biến thể mới.